Kế hoạch và lịch kiểm tra giữa học kì 1 - Năm học 2022-2023

241022.2Căn cứ Công văn số 361-362/ PGDĐT-THCS ngày 05/9/2022 về “Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục THCS năm học 2022-2023” và Lịch công tác trọng tâm của Phòng GD&ĐT; 

Thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học năm học 2022-2023;

Căn cứ tình hình thực tế dạy và học của nhà trường,  

          Trường THCS Lý Thường Kiệt xây dựng  kế hoạch ôn tập, kiểm tra, coi và chấm kiểm tra giữa kỳ I năm học 2022 – 2023 như sau:

I. ÔN TẬP 

  1. Nội dung, phạm vi kiểm tra, thời gian công việc

          Từ đầu học kì I đến trước thời điểm kiểm tra (Chương trình dạy học từ tuần 1 đến hết tuần 8 hoặc 9 tùy theo môn- theo PPCT của tổ đã biên soạn)

          TT chỉ đạo các nhóm trưởng chuyên môn cùng với giáo viên trong nhóm thống nhất các kiến thức cơ bản trọng tâm từng bài, từng chương. Những môn học bài nên chọn trọng tâm một số bài để ôn tập, tránh tình trạng học sinh phải học quá nhiều.

*Lưu ý:

Tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên bộ môn có kế hoạch ôn tập cho học sinh, chú trọng và tăng cường giúp đỡ học sinh yếu; bảo đảm nội dung kiến thức của tất cả môn học theo Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học và theo yêu cầu của bộ môn.

  1. Ôn tập trên lớp

          - Các bộ môn thực hiện theo phân phối chương trình. Ôn tập vào tuần liền trước tuần kiểm tra theo lịch chung (trước khi kiểm tra giữa kỳ ). Giáo viên cần hướng dẫn học sinh tự giác, cố gắng tự ôn tập theo trọng tâm kiến thức từng bài, từng chương. Việc ôn tập này là rất quan trọng.

II. KIỂM TRA THEO CHỈ ĐẠO CỦA NHÀ TRƯỜNG  

  1. Nhiệm vụ

- Hiệu trưởng chỉ đạo việc kiểm tra tất cả các môn giữa kì - Năm học 2022-2023.

Gồm kiểm tra theo lịch chung các môn: Toán, Ngữ văn, Tiếng anh, Hóa học, KHTN, Lịch sử và điạ lý khối lớp 6-7  và kiểm tra theo TKB/ Lớp.

*Đối với các môn kiểm tra theo lịch chung toàn trường:

Mỗi buổi kiểm tra, thầy cô và học sinh có mặt trước 30 phút (so với thời gian bắt đầu tính giờ làm bài).

GV biên soạn đề và NT có mặt để kiểm dò đề. - Nhóm trưởng nộp nhận xét đề ngay sau mỗi buổi kiểm tra.

*Đối với các môn kiểm tra tại lớp, theo TKB: TT, NT thật chặt chẽ, chuẩn xác trong việc thống nhất ma trận, làm đề KT (Từ hình thức, kĩ thuật làm đề đến nội dung);  chấm trả bài... TT chỉ đạo, cập nhật việc này cho nhà trường. 

  1. Thời lượng kiểm tra

Thời gian làm bài:

Môn toán, Ngữ văn: 90 phút

Các môn còn lại: 45 phút

- Riêng khối lớp 6-7:

KHTN, Lịch sử & Địa lí, Nghệ thuật, Tiếng anh (60 phút/môn)

  1. Hình thức kiểm tra:

Kiểm tra trực tiếp

Kiểm tra theo hình thức Trắc nghiệm kết hợp với Tự luận hoặc Tự luận tùy đặc trưng mỗi bộ môn. Tỉ lệ giữa trắc nghiệm và tự luận là 3-7 hoặc 4-6, trắc nghiệm không quá 40%. Ma trận này tùy đặc trưng từng môn, TT xem kĩ các văn bản chỉ đạo để thống nhất trong tổ.

Các tổ chuyên môn thống nhất hình thức, ma trận đề, hướng dẫn chấm, biểu điểm. Thông tin cụ thể đến học sinh hình thức kiểm tra, cấu trúc đề...

* Việc ra đề Tự luận khuyến khích giáo viên ra đề mở, phù hợp với đối tượng học sinh và Tinh thần công văn  417/ PGD&ĐT về Tổ chức kiểm tra cuối kì I đối với lớp 9 năm học 2022-2023 . Các tổ chuyên môn nộp Hồ sơ kiểm tra ngay sau khi kết thúc đợt kiểm tra: Hồ sơ gồm:

Đề kiểm tra: Ma trận đề, Đề kiểm tra, hướng dẫn chấm, biểu điểm;

Bảng điểm học sinh... 

  1. Thời gian tổ chức kiểm tra cho các khối lớp

- Đối với các môn: Toán, Ngữ văn, Tiếng anh, Hóa học, KHTN:

Kiểm tra theo lịch chung:  vào thứ 7/Tuần 8-9

          - Đối với môn Lịch sử Địa lý khối 6-7:

Kiểm tra vào Tiết 4-5, Thứ 6 - Tuần 9 theo ca học: GVCN coi kiểm tra

- Đối với các môn còn lại:

TT chỉ đạo kiểm tra từ tuần 7 đến hết tuần 9

241022.1

         III. NỘI DUNG, YÊU CẦU CỦA ĐỀ KIỂM TRA 

  1. Đề kiểm tra  phải bảo đảm các yêu cầu sau
    a) Kiểm tra những kiến thức cơ bản, khả năng vận dụng và kĩ năng thực hành của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và điều chỉnh nội dung Chương trình giáo dục phổ thông phù hợp với định hướng đổi mới việc kiểm tra, đánh giá của Bộ GDĐT; phân loại được trình độ học sinh. 
    b) Đề kiểm tra theo hình thức Tự luận, trắc nghiệm kết hợp với tự luận, kèm ma trận, hướng dẫn chấm, biểu điểm, nộp về BGH ngay sau kì kiểm tra.

Giáo viên được phân công ra đề chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nội dung kiến thức, tính chính xác, nguyên tắc bảo mật của đề kiểm tra;  bảo đảm yêu cầu về kiến thức, kỹ năng vận dụng, các đối tượng học sinh nhằm đánh giá đúng kết quả dạy - học. Bộ phận in sao đề chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về kĩ thuật in sao, bảo mật đề.

  1. Bảo mật đề kiểm tra

Trong quá trình tổ chức kiểm tra , các bộ phận thực hiện nghiêm túc các quy định, văn bản hướng dẫn về bảo mật biên soạn, in sao và bảo quản đề kiểm tra.

IV. QUY TRÌNH TỔ CHỨC KIỂM TRA

  1. Lịch kiểm tra

Kiểm tra theo lịch chỉ đạo chung của nhà trường.

*Lịch kiểm tra cụ thể đính kèm.

  1. Coi kiểm tra

          - Học sinh tham gia kiểm tra theo đơn vị lớp.

- Tất cả giáo viên đều trực tiếp coi kiểm tra theo TKB hoặc theo quyết định phân công của nhà trường.

Trong quá trình coi kiểm tra, giáo viên giám sát, nhắc nhở học sinh thực hiện nghiêm qui chế kiểm tra, hạn chế tối đa việc học sinh vi phạm qui chế.

GV coi kiểm tra thực hiện đúng nghiệp vụ.

Cập nhật đầy đủ số học sinh vắng kiểm tra, lí do...

  1. Chấm bài kiểm tra và trả bài

          - Nhóm chuyên môn thảo luận, chấm chung, thống nhất hướng dẫn chấm...

Chấm chéo tất cả các môn theo lịch kiểm tra chung này

- Thời hạn chấm, trả bài, cập nhật điểm theo qui định và đúng tiến độ.

          - Nhà trường: Tổ trưởng, nhóm trưởng sẽ tổ chức chấm lại một số bài, kiểm tra việc vào điểm... để nắm tình hình chấm, trả bài của giáo viên.

          Trên đây là kế hoạch ôn tập và kiểm tra giữa kỳ I năm học 2022-2023 đề nghị các tổ chuyên môn và giáo viên nghiêm túc thực hiện kế hoạch này.

HIỆU TRƯỞNG

(Đã kí và đóng dấu)

Nguyễn Thị Minh

Attachments:
Download this file (LICHJTGK1-2223.doc)LICHJTGK1-2223.doc

FANPAGE THCS LÝ THƯỜNG KIỆT